Chăn nuôi Lợn_Kiềng_Sắt

Tình hình

Một con lợn bản địa của người K'Ho

Những năm trước thì giống lợn này được bà con ở các bản làng trong xã nuôi nhiều. Nhà ít cũng 3-4 con, nhiều thì lên đến vài chục con. Việc giết lợn chỉ diễn ra vào những dịp cúng, lễ, mỗi lần như vậy, gia đình thường chọn miếng thịt ngon và đem cúng giàng (trời) trước tiên, rồi sau đó mới đem vào bếp để chế biến và ăn. Cho nên nhiều người còn gọi kiềng sắt là lợn cúng giàng[2] Heo Kiềng sắt vẫn giữ đặc tính hoang dã nên phải làm sân chơi, có chỗ cho heo tắm. Loại heo này rất thích hợp với việc nuôi theo mô hình trang trại vì nó luôn chạy nhảy, luôn ủi đất nên lượng mỡ rất ít, thịt chắc. Dù tăng trưởng chậm, nuôi một năm heo Kiềng Sắt chỉ có trọng lượng chừng 30 kg nên giá thành cao gấp đôi heo thịt nhưng người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Giống lợn này nuôi rất dễ và đơn giản. Chuồng trại dân dã, càng giao hòa với tự nhiên càng tốt. Lợn Kiềng Sắt rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, chuồng trại dân dã, ít tốn thức ăn, thức ăn chủ yếu là các phế phụ phẩm nông nghiệp, một ngày chỉ cần đầu tư khoảng 2.000 đồng thức ăn tinh, có thể tận dụng các nguồn thức ăn ngoài tự nhiên như bèo, rau, củ thậm chí cả cỏ và ổi xanh. Ít tốn thức ăn, một ngày chỉ cần đầu tư từ 1.000 – 1.500 đồng thức ăn, một tháng khoảng 45.000–50.000 đồng. Với giá bán trên thị trường khoảng 80.000 đồng/kg, chỉ nuôi trong 6-7 tháng thì khó có vật nuôi nào hiệu quả kinh tế bằng nuôi giống lợn này[1] Đối với lợn lai giữa lợn bản địa với lợn rừng, chỉ số thức ăn tinh tốn cho 1 kg tăng trọng là 3,5 kg TĂT/kg TT.

Sau thời gian nuôi thử nghiệm, đến nay, hầu hết số lợn nuôi tại các hộ đều sinh trưởng tốt, không bị dịch bệnh. Vì thế số lượng lợn trong các trại gia tăng nhanh chóng, đến tháng 11 năm 2009, số lượng lợn một hộ đã lên đến gần 80 con[1] Với phương thức chăn nuôi này, giá bán chỉ 50.000 đồng/kg cũng đã có lãi. Về hiệu quả kinh tế, đến nay số lượng lợn bán ra ở các hộ nuôi từ 55-80 con, với giá bán thịt từ 80-100.000 đồng/kg hơi, mỗi hộ chăn nuôi thu về khoảng 43-60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 50%. Đối với mô hình nuôi heo kiềng sắt, từ 50 con giống ban đầu, đến nay trung bình hằng năm, Trại Nghiên cứu xuất bán 500 con heo giống và 200 con heo thịt, với giá bán 150.000 đồng/kg thịt heo giống và 110.000 đồng/kg thịt thương phẩm. Heo kiềng sắt xuất bán đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, từng bước xây dựng Thương hiệu heo kiềng sắt của Quảng Ngãi[9].

Nguy cơ

Trong những năm qua, việc du nhập các giống heo ngoại có năng suất cao và giống lai tạo là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm mạnh và có nguy cơ mất hẳn nguồn gen giống lợn bản địa Kiềng Sắt. Giống này nuôi lâu nhưng nhẹ ký hơn giống lợn ở miền xuôi mang lên nên hiệu quả kinh tế kém, tình trạng lai tạp với các giống lợn khác nên giống nguyên gốc lợn kiềng sắt mất dần[2] Giống heo Kiềng Sắt hiện còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh ở các huyện miền núi và được nuôi bởi 3 cộng đồng người dân tộc là Hre, Cor, Kdong tại 6 huyện miền núi. Ngoài ra, lợn bản địa còn bị lai tạp với một số giống lợn khác làm cho số lượng lợn bản địa thuần ngày càng ít đi[4].

Do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, trong khi đó nhược điểm lớn là tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, khả năng sinh trưởng không cao và công tác giống không được chú trọng đã dẫn đến chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn. Trong vòng 10 năm qua, nhiều giống lợn ngoại đã được nhập vào như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc, lợn Hampshire, việc du nhập các giống lợn ngoại có năng suất cao và giống lai tạo là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự suy giảm mạnh và có nguy cơ mất hẳn nguồn gen các giống lợn bản địa, trong đó giống lợn bản địa của Quảng Ngãi (lợn Kiềng sắt) cũng không nằm ngoài tình trạng đó[4].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lợn_Kiềng_Sắt http://danviet.vn/nha-nong/vao-ban-sau-tim-lon-kie... http://dspace.hui.edu.vn:8080/dspace/handle/123456... http://www.thuvienso.edu.vn/bao-cao-nghien-cuu-kho... http://conganyenbai.gov.vn/CAYB/Khoa-hoc/18294/ http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGvJGreC... http://www.quangngai.gov.vn/vi/sokhcn/Pages/qnp-ke... http://nongnghiep.vn/quang-ngai-phat-trien-giong-l... http://hoinongdanquangngai.org.vn/phat-trien-nong-... http://www.quangngaitv.vn/index.php?option=com_con... http://thanhnien.vn/doi-song/heo-kieng-sat-ga-re-q...